• Tầm soát ung thư là gì? tầm soát ung thư như thế nào là đúng cách? Ai là người phải tầm soát ung thư và tầm soát ung thư ở đâu tốt tại Đà Nẵng?.. khám tầm soát ung thư ở đâu Đó chắc có lẽ là những câu hỏi của rất nhiều người

    Bài viết sau đây của BS CK II Nguyễn Hữu Hòa sẽ giải thích đầy đủ cho các bạn biết tầm soát ung thư để làm gì? và như thế nào 1 cách đầy đủ và chi tiết nhất...

    Địa chỉ tầm soát ung thư tốt tại Pasteur

    + Địa chỉ: Lô 19 - Nguyễn Tường Phổ - Hòa Minh - Liên Chiểu - Đà Nẵng

    + Hotline: 02363811868 (gọi tư vấn + đặt lịch hẹn)

    Nguồn : https://pasteur.com.vn/bai-viet/tam-soat-ung-thu

    Tầm soát ung thư là phát hiện ung thư ở giai đoạn rất sớm, không có bất cứ biểu hiện nào của bệnh.

    Ung thư giai đoạn rất sớm hầu hết được chữa khỏi bằng phương pháp đơn giản, ít tốn kém, với rất ít tác dụng phụ, không ảnh hưởng đến chức năng, thẩm mỹ.

    Ngoài ra, tầm soát ung thư còn phát hiện được những tổn thương tiền ung thư, là những tổn thương không phải ung thư nhưng có nhiều khả năng chuyển thành ung thư sau này.

    Tầm soát ung thư là gì? như thế nào

    B/ Tầm soát ung thư thế nào cho đúng cách?

    Với sự phát triển của khoa học, kỹ thuật và ứng dụng vào trong y học, ngày càng có nhiều phương pháp tầm soát ung thư có giá trị phát hiện bệnh cao (độ nhạy cao).

    * Đó là những phương pháp nào?

     

    1/ Xét nghiệm các dấu hiệu sinh học bướu, có nơi gọi là dấu ấn ung thư, có vai trò trong tầm soát ung thư không?

    Theo Viện Sinh hóa Lâm sàng Hoa Kỳ, Hội Dấu hiệu sinh học bướu Châu Âu và  nhiều tổ chức ung thư trên thế giới, hiện nay hầu như không có một xét nghiệm máu đơn độc nào có giá trị trong tầm soát ung thư cho mọi đối tượng. Đó là do:

     

    -   Ung thư giai đoạn rất sớm với bướu còn nhỏ hầu hết không tạo ra đủ lượng trong máu để có thể phát hiện được khi làm xét nghiệm. Trong cơ thể chúng ta đã có ung thư nhỏ rồi mà hầu hết dấu hiệu sinh học bướu không tăng. Như vậy chúng ta đã bỏ sót ung thư khi làm xét nghiệm máu, nghĩa là khả năng phát hiện bệnh thấp mà trong y học gọi là độ nhạy thấp, âm tính giả cao).

     

    -   Các dấu hiệu sinh học bướu có thể tăng trong các bệnh lành tính, không phải ung thư, có nghĩa là khi dấu hiệu sinh học bướu tăng nhưng không phải do ung thư mà do các bệnh lành tính gây ra.

     

    Có người cho rằng, xét nghiệm dấu hiệu sinh học bướu nếu tăng thì sẽ đi làm xét nghiệm khác để xác định. Điều này không đủ và  bỏ sót rất nhiều vì khả năng dấu hiệu sinh học bướu tăng khi ung thư còn nhỏ là rất thấp. Mặt khác, khi dấu hiệu sinh học bướu tăng mà kết luận có ung thư là không chính xác hoặc làm thêm các xét nghiệm khác để truy tìm ung thư sẽ gây tốn kém hoặc gây lo lắng quá mức.

     

    Trong khám sức khỏe tổng quát, thường chúng ta làm các xét nghiệm máu như CA15-3 tầm soát ung thư vú, CA125 tầm soát ung thư buồng trứng, CEA tầm soát ung thư đại tràng- trực tràng, AFP tầm soát ung thư gan…cho mọi đối tượng là không chính xác. Thật sự các xét nghiệm này không có vai trò tầm soát như vậy.

     

    tam-soat-ung-thu-nhu-the-nao

     

    2/ Dấu hiệu sinh học bướu có giá trị gì?

     

    Các dấu hiệu sinh học bướu hầu hết chỉ có giá trị góp phần trong đánh giá hiệu quả của phương pháp điều trị ung thư và theo dõi tái phát bệnh về sau. Chẳng hạn khi bệnh nhân mắc bệnh ung thư, xét nghiệm dấu hiệu sinh học bướu có tăng lên rồi giảm đi sau điều trị, chứng tỏ điều trị có hiệu quả.

     

    Dấu hiệu sinh học bướu tăng lên trong lúc theo dõi sau điều trị cho biết bệnh tái phát hay tiến triển.

     

    3/ Các phương tiện tầm soát ung thư có giá trị hiện nay?

     

    Các phương tiện có giá trị cao trong tầm soát ung thư là những phương tiện có khả năng phát hiện bệnh cao, ít bỏ sót bệnh. Sau đây là một số phương tiện hiện nay được sử dụng nhiều trên thế giới để tầm soát ung thư:

     

    Tầm soát ung thư vú:

     

    Nhũ ảnh là chụp X quang tuyến vú, có khả năng phát hiện ung thư vú không sờ thấy có giá trị nhất hiện nay trong tầm soát ung thư vú ở phụ nữ. Phương tiện này thường áp dụng cho phụ nữ trên 40 tuổi. Phụ nữ ở tuổi này mô tuyến (mô tạo sữa khi mang thai và cho con bú) thường ít hơn mô mỡ nên nhũ ảnh dễ phát hiện tổn thương ung thư hơn.

     

    Chụp cộng hưởng từ (MRI) đề nghị tầm soát ung thư vú cho phụ nữ nguy cơ cao ung thư vú khi mang đột biến gen BRCA1 hoặc BRCA2, xạ trị thành ngực lúc 20-30 tuổi.

     

    Ngoài ra, phát hiện sớm ung thư vú có thể bằng tự khám tuyến vú hằng tháng, đi khám lâm sàng định kỳ mỗi năm.

     

    Siêu âm vú không phải là phương tiện tầm soát, vì khó phát hiện được tổn thương ung thư nhỏ biểu hiện bằng vôi hóa li ti, nhưng có vai trò hỗ trợ sau chụp nhũ ảnh nghi ngờ ung thư vú hoặc nhu mô vú dày.

     

    Tầm soát ung thư cổ tử cung:

     

    Phết tế bào học cổ tử cung (còn gọi là xét nghiệm PAP) là dùng một que hoặc bàn chải phết vào cổ tử cung để lấy các tế bào và quan sát dưới kính hiển vi, có thể kết hợp với soi cổ tử cung để thấy rõ vùng cần phết. Giúp phát hiện các tổn thương tiền ung thư (dị sản) hoặc ung thư tiền xâm lấn, ung thư tại chỗ (giai đoạn 0).

     

    Kết hợp thêm xét nghiệm ADN virut HPV đánh giá nguy cơ ung thư.

     

    Tầm soát ung thư phổi:

     

    Chụp CT xoắn ốc liều thấp, đây là một loại CT có độ phân giải cao và tốc độ nhanh giúp phát hiện tổn thương nhỏ và ít độc tính bởi liều xạ thấp.

     

    X quang ngực có thể thay thế cho CT nhưng giá trị thấp hơn.

     

    Tầm soát ung thư gan:

     

    Xét nghiệm AFP kết hợp với siêu âm cho nhóm nguy cơ cao như xơ gan, viêm gan B hoặc C, nghiện rượu.

     

    Tầm soát ung thư trực - đại tràng:

     

    Thử máu ẩn trong phân và nội soi:

     

    Bướu thường gây xuất huyết ngay cả khi còn nhỏ, do đó nếu xét nghiệm máu trong phân mà dương tính thì sau đó tiến hành nội soi để tìm tổn thương. Ngoài ra, có thể trực tiếp nội soi để phát hiện trực tiếp tổn thương ngay từ đầu. Nội soi không những giúp phát hiện ung thư sớm mà còn phát hiện được tổn thương tiền ung thư, thường dạng políp và qua đó cắt luôn políp này.

     

    Mời bạn xem bài viết : Bạn cần biết gì về ung thư đại trực tràng

     

    Tầm soát ung thư dạ dày:

     

    Cũng giống đại trực tràng, dạ dày là cơ quan hình ống, rỗng nên nội soi là phương pháp có giá trị nhất trong tầm soát. Nội soi giúp nhìn thấy trực tiếp tổn thương trong lòng dạ dày, nơi đây ung thư thường xuất hiện.

     

    Tầm soát ung thư da và hốc miệng:

     

    Không cơ quan hay cấu trúc nào thuận lợi như da và hốc miệng. Da là cấu trúc bao bọc bên ngoài cơ thể, hốc miệng là cơ quan cửa ngỏ cơ thể, có thể nhìn thấy trực tiếp bằng mắt thường.

     

    Thăm khám lâm sàng hốc miệng giúp phát hiện sớm tổn thương tiền ung thư như bạch sản, hồng sản hay một tổn thương nhỏ lâu lành trong hốc miệng.

     

    Quan sát da có thể thấy được vết loét hay sùi, u cục nhỏ hay sự thay đổi tính chất một nốt ruồi.

     

    Tầm soát ung thư tuyến giáp:

     

    Tuyến giáp là cơ quan nằm ngay trước cổ. Siêu âm là một phương tiện không có hại, chi phí thấp có thể phát hiện ung thư rất nhỏ, có thể phát hiện khi ung thư chỉ vài milimét. Một cách khác là khám cổ định kỳ có thể sờ thấy nhân giáp nhỏ.

     

    Tầm soát Ung thư tuyến tiền liệt:

     

    Kết hợp thăm khám trực tràng bằng ngón tay hoặc siêu âm qua ngã trực tràng và xét nghiệm PSA máu.

     

    Siêu âm qua ngã bụng khó phát hiện bướu nhỏ tuyến tiền liệt.

     

     

    4/ Các phương tiện tầm soát ung thư đã được công nhận có hạn chế không?

     

    Một số phương tiện đắc tiền, đó là hạn chế thứ nhất.

     

    Hạn chế thứ hai, tầm soát cho kết quả là ung thư hoặc không nhưng thực tế kết quả ngược lại, trong y học gọi là dương tính giả và âm tính giả.

     

    Thật khó khăn khi phải chọn lựa giữa phương tiện tầm soát rẻ tiền không chính xác và phương tiện đắc tiền chính xác hơn. Nếu vì chi phí cao mà chọn các phương tiện rẻ tiền có giá trị thấp thì chúng ta phải nhớ rằng khả năng phát hiện ung thư sớm rất thấp, khả năng bỏ sót bệnh cao, nhiều khi đã mắc ung thư rồi mà phát hiện không ra.

     

    5/ Ai sẽ là đối tượng của tầm soát ung thư?

     

    Nói chung, tất cả mọi người đều có thể được tầm soát vì ung thư có thể gặp ở bất cử tuổi nào, bất cứ ai. Tuy nhiên, tầm soát ung thư thường nhằm vào các đối tượng dễ bị, đối tượng nguy cơ cao và nhằm vào các bệnh ung thư thường gặp.

     

    Đối tượng nguy cơ cao là những người trong gia đình có người bị ung thư, thuộc nhóm tuổi có tỉ lệ mắc bệnh cao, những người có tiếp xúc yếu tố nguy cơ cao gây ung thư.

     

    Chẳng hạn, ung thứ vú thường gặp ở nữ trên 40 tuổi, phụ nữ béo phì, phụ nữ mãn kinh dùng nội tiết tố nữ thay thế;  ung thư đại tràng thường gặp ở người trên 50 tuổi, tiền căn gia đình có người bị ung thư đại tràng.

     

    Tầm soát theo chương trình là tầm soát cho một nhóm người trong dân số nguy cơ cao mắc các bệnh ung thư thường gặp.

     

    Tầm soát cá nhân là những người trong nhóm nguy cơ nhận thức được ích lợi của tầm soát và tự đi tầm soát.

    Xem thêm 1 số bài viết khác:

    Lịch khám thai định kỳ chuẩn pasteur

    Các biểu hiện có thai sau 5 ngày quan hệ

    Tìm hiểu bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu

     

    6/ Ung thư nào được đưa vào chương trình tầm soát hàng đầu?

     

    Một ung thư được đưa vào tầm soát hàng đầu trong dân số phải thỏa đủ các đặc điểm sau:

     

    Ung thư thường gặp trong dân số

    Đối tượng tầm soát của chương trình thuộc nhóm nguy cơ cao

    Có phương tiện dễ thực hiện, phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm cao, chi phí thấp.

    Có khả năng lấy được mẫu khi phát hiện tổn thương

    Khả năng trị khỏi cao, cải thiện được sống còn và giảm tỉ lệ tử vong.

    * Các loại ung thư đủ tiêu chuẩn trên bao gồm: Ung thư vú, cổ tử cung, đại trực tràng, phổi.

     

    * Các loại ung thư gần đủ tiêu chuẩn trên bao gồm: Tuyến tiền liệt, bọng đái, tinh hoàn, nội mạc tử cung, buồng trứng,  hốc miệng, thực quản, dạ dày, gan, bướu nguyên bào thần kinh

     

    7/ Tổn thương phát hiện khi tầm soát sẽ được xác định là ung thư, có vậy đúng không?

     

    Không phải vây.

     

    + Các loại tổn thương có thể phát hiện khi tầm soát bao gồm không có bất thường nào, tổn thương lành tính, tổn thương tiền ung thư, tổn thương nghi ngờ ung thư thấp, tổn thương nghi ngờ ung thư cao.

     

    + Các tổn thương tiền ung thư là những tổn thương có khả năng chuyển thành ung thư sau nhiều năm.

     

    + Các tổn thương nghi ngờ ung thư thấp đa số sẽ được theo dõi và đánh giá lại trong thời gian ngắn.

     

    Tổn thương nghi ngờ ung thư cao sẽ được lấy mẫu tế bào (mẫu nhỏ) hoặc mẫu mô (mẫu lớn) để xác định ung thư. Ví dụ như đốm vôi hóa li ti phát hiện trên nhũ ảnh, polyp phát hiện trong nội soi đại tràng (ruột già), một khối trong gan kèm theo AFP tăng, một khối trong tuyến tiền liệt kèm PSA tăng, một chỗ dày mất bóng trong nội soi dạ dày, một nhân giáp vôi hóa li ti hoặc tăng sinh mạch máu trung tâm, dị sản nặng kèm theo HPV dương tính ở cổ tử cung...

    8/ Tầm soát ung thư vào thời điểm nào và khi nào lặp lại tầm soát?

    Khi bạn muốn tầm soát ung thư thì nên thực hiện càng sớm càng tốt, khi bắt đầu vào tuổi nguy cơ. Nên lặp lại định kỳ 6 tháng, 1 năm, 2 năm …tùy theo loại ung thư.

    Ngoài ra, chưa đến kỳ tầm soát nhưng bạn có bất cứ dấu hiệu nào nghi ngờ ung thư thì nên đi khám chuyên khoa ngay.

     

    9/ Khi bạn đi tầm soát hãy đặt các câu hỏi đối với bác sĩ

    -   Bác sĩ đề nghị cho tôi  những xét nghiệm nào? Tại sao?

    -   Chi phí xét nghiệm bao nhiêu? Bảo hiểm sức khỏe có giúp trả chi phí cho các xét nghiệm tầm soát không?

    -   Các xét nghiệm có gây tác hại gì không?

    -   Sau khi làm xét nghiệm, bao lâu tôi sẽ biết kết quả?

    -   Nếu kết quả có vấn đề, bác sĩ sẽ thấy thế nào nếu tôi bị ung thư?

    Tóm lại, tầm soát ung thư định kỳ và đúng phương pháp giúp phát hiện tổn thương tiền ung thư và ung thư giai đọan rất sớm, sẽ đem đến cơ hội chữa khỏi bệnh rất cao và ít tốn kém. Để được hướng dẫn tầm soát một cách cụ thể các bạn hãy đến các cơ sở y tế chuyên khoa có đủ phương tiện và chuyên môn.

     

    Nếu có thắc mắc gì các bạn có thể liên hệ trực tiếp đến địa chỉ chuyên khoa khám ung bướu của Pasteur để được các bác sĩ tư vấn + trao đổi và thăm khám đầy đủ hơn nhé


    1 comment
  • Các nguyên nhân gây rỗi loạn kinh nguyệt ở chị em phụ nữ.. Các triệu chứng và cách điều trị như thế nào? Đó là câu hỏi của rất nhiều chị em phụ nữ đang băn khoăn hiện nay.. Bài viết sau đây phongkhamphukhoa.net sẽ chia sẻ cho các bạn biết thêm về vấn đề này 1 cách chi tiết nhất...

    Mất cân bằng nội tiết tố nữ

    Hiện tượng mất cân bằng nội tiết tố nữ được cho là nguyên nhân gây ra tình trạng kỳ kinh nguyệt và chu kỳ kinh nguyệt không đều. Theo đó, nội tiết tố nữ gồm estrogen và progesterone, có vai trò điều chỉnh chu kỳ “đèn đỏ”. Nhưng trên thực tế, cơ chế tiết hoóc môn trong cơ thể của chúng ta rất phức tạp. Các cơ chế này liên quan đến hoạt động tương tác của ba cơ quan: vùng dưới đồi, tuyến yên và buồng trứng. Chỉ cần một trong các cơ quan này có vấn đề là kinh nguyệt của bạn sẽ bị ảnh hưởng ngay.

    Trạng thái tinh thần không ổn định

    Kinh nguyệt thường được coi là thước đo tình trạng căng thẳng. Căng thẳng tâm lý thường ảnh hưởng đến sự bài tiết hoóc môn, gây ra trạng thái bất thường trong kỳ “đèn đỏ”. Dù căng thẳng kéo dài hay chỉ thoáng qua cũng đều có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của bạn. Vì vậy, bạn nên biết cách giảm căng thẳng để điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt của mình. Nên đến khám bác sĩ phụ khoa hoặc chuyên gia tâm lý ngay nếu tình trạng của bạn không có tiến triển gì nhé.

    Chế độ ăn thiếu dinh dưỡng

    Nhiều chị em ăn kiêng sai phương pháp dẫn tới cơ thể bị thiếu chất, giảm sự bài tiết hoóc môn estrogen gây ra hiện tượng kinh nguyệt không đều. Bên cạnh đó, phụ nữ có thói quen hút thuốc, uống nhiều rượu bia, cà phê cũng có nguy cơ bị rối loạn kinh nguyệt.

    Vận động quá nhiều

    Việc vận động và tập luyện thể thao quá sức gây tiêu hao năng lượng, tụt cân nhanh cũng ảnh hưởng đến tình trạng kinh nguyệt.

     

    Tác dụng phụ của thuốc

    Sử dụng thuốc kháng sinh dài ngày, thuốc tránh thai hoặc một số loại thuốc điều trị bệnh có thể gây nên tác dụng phụ như chậm kinh, kinh không đều, mất kinh,…

     

    ♦ Các kiểu rối loạn kinh nguyệt

    Kinh thưa

    Thông thường, chu kỳ kinh nguyệt kéo dài trong khoảng thời gian từ 21-35 ngày. Tuy nhiên, không ít bạn nữ có vòng kinh kéo dài hơn 39 ngày – đây gọi là hiện tượng kinh nguyệt thưa. Tình trạng này có thể do buồng trứng yếu hơn bình thường và cản trở quá trình tiết hoóc môn.

     

    Hiện tượng kinh thưa ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Trứng rụng ít gây ra hiện tượng kinh nguyệt thưa làm tỷ lệ có thai của các bạn gái bị giảm theo. Nếu hiện tượng kinh thưa kéo dài, bạn nên đến đến ngay các bệnh viện chuyên khoa để khám và có biện pháp chữa bệnh kịp thời.

     

    Kinh mau

    Kinh mau là khi chu kỳ kinh nguyệt cách nhau ít hơn 24 ngày. Tình trạng này có thể do chức năng buồng trứng bị yếu đi hoặc do mất cân bằng nội tiết khi bạn gái bị căng thẳng.

     

    Trong một số trường hợp, kinh mau xảy ra do giai đoạn hoàng thể gặp vấn đề, khiến khoảng thời gian giữa thời gian rụng trứng và ngày “đèn đỏ” rút ngắn lại do mức progesterone quá thấp. Và nếu mức progesterone thấp, lớp niêm mạc tử cung sẽ không đủ dày, khiến khó thụ thai hoặc nếu có thai cũng sẽ dễ bị sảy. 

     

    Kinh nguyệt kéo dài và nhiều (rong kinh)

    Kinh nguyệt kéo dài, hay còn gọi là rong kinh, là khi kỳ “đèn đỏ” của bạn dài quá 8 ngày. Nguyên nhân có thể do bạn bị mất cân bằng nội tiết hoặc có bệnh ở tử cung.

     

    Lý do dẫn đến tình trạng này có thể là do nội tiết tố trong cơ thể chưa ổn định, khiến cho tiết tố buồng trứng không ổn định, dẫn đến rong kinh. Tuy nhiên, bạn cũng cần thận trọng với các triệu chứng như “ra máu” quá nhiều, máu vón cục và sẫm màu, đau bụng dữ dội vì những triệu chứng này có thể do các bệnh như u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, viêm nội mạc tử cung, ung thư tử cung, hoặc polyp gây ra đấy.

     

    Kinh nguyệt ít và quá ngắn (chứng ít kinh nguyệt)

    Kinh nguyệt chỉ kéo dài trong 1 hoặc 2 ngày với lượng máu kinh ít (dưới 20ml) thì được coi là kinh nguyệt ngắn (cũng được gọi là chứng kinh nguyệt ít).

    Các nguyên nhân gây ra kinh nguyệt ngắn là: do rồi loại nội tiết tố; do áp lực tâm lý, thường xuyên bị căng thẳng kéo dài; do nội mạc tử cùng không đủ dày,…

    Kinh nguyệt không đều trong thời kì tiền mãn kinh

    Các triệu chứng như kinh nguyệt không đều hoặc kinh nguyệt ít ở phụ nữ từ 40 – 50 tuổi cho thấy cơ thể chúng ta đang trải qua những thay đổi và bước sang thời kỳ mãn kinh.

    Mãn kinh đúng tuổi là khoảng ngoài 50 tuổi. Một vài trường hợp tình trạng mãn kinh xảy ra trước tuổi 40 được coi là mãn kinh sớm.

    Điều này sẽ dẫn đến lão hóa cơ quan sinh dục và các cơ quan nội tiết sinh dục do có sự suy giảm về hoóc môn sinh dục nữ giới. Để trì hoãn tình trạng mãn kinh sớm cần tích cực sử dụng các thực phẩm giúp tăng mức nội tiết tố nữ trong cơ thể như: đậu nành, đậu xanh, lạc, vừng dừa,…

    Điều trị rối loạn kinh nguyệt như thế nào?

    Mang theo biểu đồ nhiệt độ cơ thể khi đi khám bác sĩ phụ khoa

    Bạn hãy mang theo biểu đồ nhiệt độ cơ thể của mình khi đi khám bác sĩ phụ khoa. Bác sĩ có thể dựa trên kiến thức của mình để chẩn đoán xem bạn đang thiếu hoóc môn nào trong từng giai đoạn của chu kỳ “đèn đỏ” bằng cách xem biến động nhiệt độ cơ thể của bạn đấy. Để biết thêm thông tin về nhiệt độ cơ thể, bạn hãy xem bài viết -> "Những điều chưa biết về nhiệt độ cơ thể”

     

    Thay đổi chế độ sinh hoạt

    Bạn cần để ý đến thói quen sinh hoạt của mình nếu phát hiện bất kỳ triệu chứng bất thường nào trong chu kỳ “đèn đỏ” của bạn.

     

    Hãy ngủ đủ giấc và duy trì chế độ ăn uống cân bằng ba bữa một ngày thay vì ăn kiêng quá mức để giảm cân nhanh nhé. Bạn cũng nên tìm hiểu cách kiểm soát tốt tình trạng căng thẳng, bởi đó là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng kinh nguyệt không đều. Ví dụ, bạn có thể tập một số bài thể dục thông thường như yoga, thiền, thái cực quyền, hoặc các môn thể dục giúp điều hòa hệ thần kinh của mình.

    Ngoài ra các chị em phụ nữ nếu cần tư vấn, hỗ trợ hay thăm khám có thể liên hệ trực tiếp đến phòng khám phụ khoa pasteur để được các bác sĩ trao đổi đầy đủ hơn nhé..

    + Địa chỉ:Lô 19 - Nguyễn Tường Phổ - Hòa Minh - Liên Chiểu - Đà Nẵng

    + Hotline: 02363811868 (gọi tư vấn + đặt lịch hẹn)

    + Fanpage: https://www.facebook.com/pasteur.com.vn/


    your comment
  • Làm thế nào để biết mình mang thai sau 5 ngày quan hệ là thắc mắc của nhiều bạn trẻ. Các triệu chứng, biểu hiện có thai sau 5 ngày quan hệ dưới đây sẽ giúp các bạn trả lời cho thắc mắc này.

    Cac bieu hien co thai sau 5 ngay quan he

    Các biểu hiện có thai sau 5 ngày quan hệ

    Hỏi: Xin chào các bác sĩ, em và chồng mới quan hệ cách đây 5 ngày, hiện tại em thấy mình đau lưng, đi tiểu rất nhiều lần. Em không biết liệu những dấu hiệu trên đây có phải là em đang mang thai không. Bác sĩ có thể cho em biết các biểu hiện có thai sau 5 ngày quan hệ là như thế nào? Xin cảm ơn bác sĩ rất nhiều. (Nguyệt – Hà Nội)

    TRIỆU CHỨNG, BIỂU HIỆN MANG THAI SAU 5 NGÀY QUAN HỆ:

    Xin chào bạn Nguyệt, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi thắc mắc về cho chúng tôi. Sau đây chúng tôi xin giải đáp thắc mắc này của bạn như sau:

    Từ những thông tin mà bạn cung cấp thì chúng tôi không thể khẳng định bạn có thai hay chưa. Bạn có thể dựa vào những dấu hiệu có thai sau 5 ngày quan hệ dưới đây để nhận định mình đã được làm mẹ chưa nhé:

    Dịch nhày ở tử cung tiết ra nhiều hơn biểu hiện mang thai sớm sau 5 ngày quan hệ:

    Các tế bào niêm mạc âm đạo tăng trưởng nhanh làm thành âm đạo dày lên khi mang thai sẽ khiến cho lượng dịch tiết âm đạo tăng. Dịch tiết âm đạo này có màu trắng và đặc, chúng sẽ tạo thành nút nhày ở cổ tử cung ngăn cản sự tác động từ bên ngoài vào buồng tử cung.

    Ngực bị căng và đau nhức một trong những biểu hiện mang thai sau 5 ngày quan hệ:

    Khi thụ thai thành công, mức hormone trong cơ thể bị thay đổi và tuyến sữa bắt đầu được hình thành vì thế vùng ngực của chị em sẽ bị sưng, căng cứng, khi chạm vào sẽ có cảm giác hơi đau nhức. Bên cạnh đó, bầu vú và núm vú sẽ trở nên sẫm màu hơn.

    Sau khi quan hệ 5 ngày thân nhiệt tăng cũng là biểu hiện mang thai sớm:

    Bình thường khi ở giai đoạn rụng trứng thân nhiệt của người phụ nữ cũng sẽ có dấu hiệu tăng lên nhưng khi đã qua giai đoạn trứng rụng mà thân nhiệt vẫn duy trì ở mức cao thì có thể chị em đã có em bé.

     

    Đau lưng cũng có thể là biểu hiện mang thai sớm sau quan hệ:

    Đau lưng cũng là một biểu hiện có thai sau 5 ngày quan hệ mà chị em nên chú ý. Tình trạng đau lưng xảy ra là do khi thai nhi bắt đầu hình thành và phát triển, cơ bụng và dây chằng ở lưng phải giãn ra, lỏng lẻo hơn vì thế các cơ ở lưng phải hoạt động nhiều hơn khiến lưng bạn sẽ bị đau.

    Tiểu nhiều lần một trong những dấu hiệu cho thấy bạn đang mang thai sớm nhất:

    Khi mang thai lượng hormone thay đổi khiến thận phải làm việc nhiều hơn, thêm vào đó sự hình thành của thai nhi ở tử cung gây áp lực lên bàng quang dẫn đến chị em thường xuyên cảm thấy buồn tiểu.

    Các biểu hiện mang thai sau 5 ngày quan hệ khác

    Táo bón:

    Đây là một triệu chứng khá điển hình nhận biết có thai sau 5 ngày quan hệ. Chị em sẽ thấy đầy bụng, thậm chí bị táo bón do lượng progesterone tăng mạnh khi mang thai làm chậm hệ thống hệ tiêu hóa.

    Cơ thể mệt mỏi:

    Sự gia tăng lượng hormone progesterone trong cơ thể khi mang thai cũng khiến cơ thể chị em trở nên mệt mỏi. Hiện tượng mệt mỏi sẽ nhanh chóng xuất hiện khi chị em mới bắt đầu mang thai 5- 7 ngày.

    Ra máu:

    Ra máu sau khoảng 5, 6 ngày sau quan hệ là dấu hiệu có thai thường gặp ở nhiều chị em phụ nữ. Hiện tượng ra máu này là do khi trứng được thụ tinh sẽ bám vào niêm mạc tử cung để phát triển nên có thể gây ra hiện tượng ra máu và đau bụng.

    Hiện tượng ra máu này có thể khiến chị em nhầm lẫn với kinh nguyệt. Tuy nhiên chị em chỉ cần quan sát màu máu kinh và lượng máu kinh là có thể nhận biết được. Thông thường máu báo có thai sẽ ít hơn và màu nhạt hơn.

     

    Ốm nghén: Dấu hiệu ốm nghén như buồn nôn, nhạy cảm với mùi thường sẽ xảy ra khi chị em mang thai được vài tuần. Nhưng cũng có nhiều trường hợp, chị em phụ nữ sẽ bị ốm nghen khi mới có thai 5 ngày. Kèm theo hiện tượng ốm nghén là tình trạng chị em bị mất ngủ hoặc buồn ngủ, chán ăn, tâm trạng dễ bị kích động.

    Trên đây là những biểu hiện có thai sau 5 ngày quan hệ. Tuy nhiên những dấu hiệu trên đây xuất hiện sau khi bạn quan hệ 5 ngày thì điều đó cũng chưa thể chắc chắn bạn đã mang bầu.

    Cách chắc chắn và đơn giản hơn cản là bạn hãy chú ý đến chu kỳ kinh nguyệt của mình.

    Nếu như bạn bị chậm kinh 5 ngày, mà chính xác nhất là 7 đến 10 ngày thì hãy sử dụng que thử thai để kiểm tra. Hoặc để chắc chắn hơn nữa hãy đến phòng khám, bệnh viện để các bác sĩ chẩn đoán.

    Xem thêm:  https://pasteur.com.vn/san-phu-khoa


    your comment
  • Bệnh phụ khoa ở nữ là tên gọi khái quát các bệnh lý liên quan đến cơ quan sinh dục của người phụ nữ, với các biểu hiện như khí hư có màu xanh, màu vàng đục, có mùi tanh hôi, gây ngứa khó chịu ở vùng kín, …

    Thế nhưng đa số chị em lại tỏ ra khá chủ quan với các bệnh lý này dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. Một số bệnh phụ khoa sẽ có một vài triệu chứng khác nhau nhưng đều ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe sinh sản là gây thai ngoài tử cung, vô sinh hoặc ung thư.

     

    CÁC LOẠI BỆNH PHỤ KHOA CỦA PHỤ NỮ THƯỜNG GẶP

    1. Viêm âm đạo

    Viêm âm đạo đây là bệnh phụ khoa thường gặp ở chị em phụ nữ chỉ tình trạng viêm nhiễm ở âm đạo do tác nhân nấm Candida, vi khuẩn, trùng roi, … gây nên. Đây là căn bệnh viêm nhiễm thường gặp nhất ở nữ giới. Khi mắc viêm âm đạo vùng kín ngứa ngáy khó chịu, khí hư ra nhiều, khí hư có màu xanh, … tùy vào nguyên nhân gây bệnh mà tình trạng viêm nhiễm khác nhau. Nguyên nhân gây viêm âm đạo là do vệ sinh không đúng cách hoặc thực hiện các thủ thuật nạo phá thai không an toàn, …

     

    Nếu chị em thấy mình có những triệu chứng trên thì hãy đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được các bác sĩ khám, chuẩn đoán, tư vấn và đưa ra phương pháp điều trị viêm âm đạo thích hợp nhất.

     

    2. Rối loạn kinh nguyệt

    Rối loạn kinh nguyệt: là hiện tượng chu kỳ kinh nguyệt có sự thay đổi về vòng kinh, lượng máu kinh và số ngày hành kinh, chị em có biểu hiện như thời gian chu kỳ kinh nguyệt quá ngắn hoặc quá dài, lượng máu kinh ra quá ít hoặc quá nhiều, số ngày hành kinh dài hoặc ngắn hơn so với chu kỳ bình thường.

     

    Hiện tượng này xuất hiện ở những bạn gái tuổi dậy thì, phụ nữ tuổi tiền mãn kinh do các giai đoạn này cơ thể của chị em thường có sự thay đổi hormone. Bên cạnh đó nhiều chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh sản cũng có thể gặp phải hiện tượng kinh nguyệt không đều do tâm lý không ổn định, do chế độ ăn uống và sinh hoạt có nhiều thay đổi hoặc có thể là do chị em đang mắc phải một bệnh phụ khoa ở phụ nữ nào đó.

     

    3. Viêm tử cung

    Viêm tử cung là một bệnh viêm nhiễm phụ khoa thường gặp ở những chị em phụ nữ sau sinh, phá thai, sảy thai, … nguyên nhân gây ra viêm tử cung là do quá trình vô trùng của các dụng cụ phòng y tế không được đảm bảo vô trùng, thao tác nạo hút thai không đảm bảo được yêu cầu.

    Những biểu hiện viêm tử cung thường gặp là người bệnh chán ăn, đau bụng dưới, dịch ra nhiều và có mùi hôi khó chịu. Khí hư ra nhiều bất thường kèm theo mùi khó chịu có khi lần máu, khi có các triệu chứng trên người bệnh cần được theo dõi và điều trị theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

    BÀI VIẾT BẠN QUAN TÂM

    4. Viêm lộ tuyến cổ tử cung

    Chị em bị viêm lộ tuyến cổ tử cung là khí hư xuất hiện kèm theo mùi khó chịu, sau khi giao hợp có thể bị xuất huyết. Nguyên nhân gây ra các triệu chứng trên là do nạo hút thai nhiều lần dẫn đến các lớp mô bên trong cổ tử cung bị hủy hoại. Nếu thấy có dấu hiệu viêm lộ tuyến cổ tử cung các chị em cần phải đi khám phụ khoa để có cách điều trị bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung, nếu không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến vô sinh ở nữ giới

     

    5. Viêm phần phụ

    Phần phụ của chị em bao gồm vòi trứng, buồng trứng và hệ thống dây chằng. Viêm phần phụ đồng nghĩ với việc tất cả các bộ phận đều bị viêm nhiễm.

    Triệu chứng viêm phần phụ là đau vùng hạ vị, vùng hố chậu, khí hư ra nhiều kèm theo mùi hôi khó chịu, người bệnh còn có biểu hiện sốt cao.

    Bệnh có thể dẫn đến vô sinh, do đó chị em có những biểu hiện trên thì hãy đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được các bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.

    6. U xơ cổ tử cung

    U xơ cổ tử cung là khối u lành tính ở tử cung, hầu như không gây hại đối với chị em, bệnh nên chữa trị sớm vì u xơ có rất nhiều biến chứng có hại cho chị em như vô sinh– hiếm muộn, khó sinh, sinh non, táo bón kinh niên. Những biểu hiện của bệnh u xơ tử cung là ra máu âm đạo, khí hư ra nhiều, đau bụng dưới, bụng dưới phình to, táo bón…

    7. Viêm vùng chậu

    Vùng chậu là bộ phận sinh dục nữ giới nằm ở xương chậu bao gồm tử cung, vòi trứng, buồng trứng. Tỷ lệ chị em bị viêm vùng chậu tăng lên nhanh chóng, viêm nhiễm thường kèm theo nhiềi triệu chứng bất thường, bệnh khá mơ hồ thì triệu chứng bệnh ngày một rõ ràng.

    Những dấu hiệu viêm vùng chậu thường gặp là đau tức vùng chậu, khí hư bất thường, chảy máu âm đạo, chị em thường xuyên sốt, chán ăn, suy nhược cơ thể, mệt mỏi.

    8. Ung thư cổ tử cung

     

    Ung thư cổ tử cung hình thành khi tế bào ở niêm mạc cổ tử cung bắt đầu phát triển bất thường và khó kiểm soát, tập hợp thành một khối u lớn. U lành tính thường không lan rộng không có hại. Tuy nhiên, các khối u ác tính sẽ lây lan nhanh và phát triển thành bệnh ung thư đe dọa đến tính mạng người bệnh. Những biểu hiện của ung thư cổ tử cung thường thấy như có cảm giác đau vùng chậu, vùng lưng, vùng bụng dưới, xuất huyết âm đạo bất thường, rối loạn kinh nguyệt, đi tiểu khó, dịch âm đạo có màu và mùi bất thường…

     

    9. U nang buồng trứng

    U nang buồn trứng là bên trong buồng chứng chứa tập hợp những tế bào và túi chứa dịch. Bệnh nhân khó có thể phát hiện bệnh do những triệu chứng dễ nhầm lẫn với các loại bệnh phụ khoa khác. Bệnh nhân u nang có kích thước nhỏ thì có thể không cần điều trị vì nó không làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của chị em. Ngược lại, bệnh nhân có ức độ nặng và có dấu hiệu phát triển nhanh thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến người bệnh, thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng. Triệu chứng u nang tử cung có thể thấy ở chị em đó là đau tức khoang bụng và có cảm giác chướng bụng, có cảm giác khó chịu trong cổ tử cung.


    1 comment
  • Lịch khám thai định kỳ chuẩn cho các mẹ bầu 2018 - Lịch khám thai định kỳ của phòng khám Pasteur Đà Nẵng được bác sĩ Đồng Thị Hồng Trang biên soạn đầy đủ và chi tiết nhất... Các mẹ bầu nào chưa nắm được lịch khám thai định kỳ của mình thì có thể theo dõi bài viết sau đây hoặc liên hệ trực tiếp đến phòng khám Pasteur để được tư vấn hỗ trợ qua địa chỉ sau

    + Địa chỉ:Lô 19 - Nguyễn Tường Phổ - Hòa Minh - Liên Chiểu - Đà Nẵng

    + Hotline: 02363811868 (gọi tư vấn + đặt lịch hẹn)

    + Email: phongkhampasteur@gmail.com

    + Fanpage: https://www.facebook.com/pasteur.com.vn/

    Lịch khám thai và những điều cần biết cho mẹ bầu

    + Lịch khám thai tuần 6-10

    Mục đích là xác định có thai, tim thai, số lượng thai và ngày sinh dự đoán. Tuổi thai tốt để dự đoán ngày sinh chính xác là tư 8-10 tuần. Đồng thời vào lần khám thai đầu tiên này có thể phát hiện được các bệnh lý phụ khoa kèm theo như u nang buồng trứng, u xơ tử cung. Đây là những bệnh lý khó phát hiện được khi thai lớn..

    Vào lần khám thai đầu tiên này các xét nghiệm cần làm bao gồm các xét nghiệm sàng lọc bệnh lý của mẹ sẵn có

    •    Công thức máu

    •    Sắt

    •    Nhóm Máu

    •    Rhesus

    •    Các bệnh lây truyền (viêm gan B, giang mai, HIV)

    •    Và xét nghiệm nước tiểu

    Nếu bạn hoặc gia đình bạn có tiền sử nguy cơ như đái đường, béo phì, ung thư cổ tử cung, bạn sẽ được tư vấn làm một số xét nghiệm bổ sung cần thiết..

    + Lịch khám thai tuần 11-14

    Đây là thời điểm sàng lọc quan trong nhất trong cả thai kỳ.. 

    Bạn cần làm siêu âm đo độ mờ da gáy và xét nghiệm Double test để sàng lọc nguy cơ thai mắc bệnh lý bất thường nhiễm sắc thể (Bệnh Down, Edward, Patau)

    Các bệnh lý này thường không phát hiện được hoàn toàn bằng siêu âm và di chứng lại rất nặng nề

     + Lịch khám thai tuần 16-18

    Ở lần khám thai này thai nhi sẽ được siêu âm sàng lọc sớm các bất thường về hình thái.. Tại thời điểm này bạn có thể làm Triple Test nếu siêu âm có bất thường mà bạn chưa được làm Double test trước đó hoặc Doule test bất thường.

     

    Ngoài ra Triple test còn giúp phát hiện nguy cơ các dị tật hệ thần kinh trung ương (bất thường não, nứt đột sống)

    Nếu thai bạn thuộc nhóm nguy cơ cao các bệnh lý bất thường nhiễm sắc thể , bạn sẽ được tư vấn về vấn đề chọc ối hoặc sinh thiết gai nhau để xác định chẩn đoán chính xác.

     + Lịch khám thai tuần 22-23

    Đây là thời điểm sàng lọc tốt nhất về hình thái, giúp phát hiện được hầu hết các dị tật về hình thái em bé nếu có

    Lúc này các cơ quan của thai nhi đều đã hình thành rõ nét và khá hoàn thiện

    + Lịch khám thai tuần 24- 28

    Sàng lọc đái đường thai nghén bằng phương pháp dung náp Glucose đường uống. Để làm nghiệm pháp này bạn nên đến khám vào buổi sáng sau khi nhịn ăn tối thiểu 8h, kể cả uống sữa.

    Kiểm tra siêu âm thai giúp đánh giá sự phát triển thai nhi lúc thai 26-28 tuần. Nếu bạn mang thai con so thì thời gian này cần được tiêm phòng uốn ván lần I.

    + Lịch khám thai tuần 32-34

    Siêu âm thai ở gia đoạn này nhằm đánh giá vị trí , cân nặng ước tính của thai và các phần phụ nhau ối. Khám thai giúp phát hiện các bệnh lý hay gặp ở thai phụ 3 tháng cuối như tăng huyết áp, đái đường, viêm nhiễm phụ khoa.

    Các xét nghiệm cần làm là cấy dịch âm đạo tìm Streptococcus B (1 lần duy nhất) và xét nghiệm nước tiểu hằng tháng cho đến lúc sinh

    Mũi tiêm phòng uốn ván cho thai con rạ và mũi thứ II đối với con so cũng cần được thực hiện trong thời gian này…

     + Lịch khám thai tuần 38-41 (tuần cuối)

    Bạn đã sẵn sàng cho cuộc chuyển dạ có thể xảy ra ở bất cứ lúc nào kể từ khi thai được 38 tuần .

    Bạn cần khám thai mỗi tuần một lần để đo tim thai, theo dõi nước ối và tiên lượng cuộc đẻ.

    Siêu âm thai có thể được thực hiện lúc bạn đến ngày dự sinh ( tương đương thai 40 tuần) mà vẫn chưa có dấu hiệu chuyển dạ

    ....

    Như vậy là phongkhamphukhoa đã gửi đến các bạn chi tiết đầy đủ lịch khám thai định kỳ chuẩn cho mẹ bầu mới nhất của phòng khám đa khoa Pasteur để các bạn có thể nắm bắt đầy đủ được các tuần 

    Xem thêm : Tư vấn khi khám phụ khoa ở đà nẵng


    your comment



    Follow articles RSS
    Follow comments' RSS flux